PrEP- Dự phòng tước phơi nhiễm HIV

1,PrEP là gì?

PrEP là sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV.

Với hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90%, PrEP là biện pháp DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM TRƯỚC HIV RẤT HIỆU QUẢ

 

2,PrEP có hiệu quả (tác dụng) như thế nào?

  • HIỆU QUẢ dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90%
  • Đã được thử nghiệm hầu hết các nơi như châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ
  • Thử nghiệm trong các nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người dị tính và cả những người tiêm chích ma túy
  • Phải tuân thủ việc uống thuốc mỗi ngày đúng giờ

3,PrEP có tác dụng phụ không?

  • PrEP rất an toàn,không có tác dụng phụ đối với 90% người sử dụng
  • Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ,thoáng qua lúc đầu,như tiêu chảy,buồn nôn ,chán ăn,đau quặn bụng hoặc đầy hơi.Một số người có thể chóng mặt hoặc đau đầu

Có 2 cách sử dụng PrEP:

1. Uống hàng ngày:

Mỗi ngày 1 viên vào 1 khung giờ cố định.

2. Uống theo tình huống:

Công thức 2+1+1: Uống 2 viên đầu tiên, trước khi quan hệ tình dục từ 02-24h,sau đó uống viên thứ 3 cách 2 viên đầu tiên 24h,rồi uống viên thứ 4 cách 2 viên đầu tiên 48h.

5, Những ai không nên sử dụng PrEP?

1,Với PrEP uống hàng ngày,không chỉ định dùng PrEP cho:

  • Người dương tính HIV
  • Người có bệnh lý về thận
  • Người có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV

2,Người dị ứng với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP hoặc có chống chỉ định với:

  • Người nhẹ cân ( dưới 35 kg )
  • Người phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua
  • Nếu chỉ có một bạn tình duy nhất,xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV đang điều trị ARV<200 bản sao/ml và tuân thủ điều trị tốt

 

3,Với Prep uống theo tình huống,Prep cũng không phù hợp với:

  • Phụ nữ hoặc người chuyển giới nữ.
  • Chuyển giới nam có quan hệ đường tình dục qua đường âm đạo.
  • Nam quan hệ tình dục với nữ qua đường âm đạo/hậu môn.
  • Người có viêm gan B mãn tính
  • Người tiêm chích ma túy

6, Trước khi dùng PrEP cần làm gì?

  • Xét nghiệm HIV trước khi dùng PrEP hoặc khi tái sử dụng PrEP sau khi đã dùng một thời gian.
  • Chỉ dùng PrEP khi kết quả xét nghiệm âm tình
  • Nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận.

  • PrEP không phòng ngừa được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
  • Cần xét nghiệm thêm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục khi nghi ngờ mắc bệnh hoặc để tầm kiểm soát bệnh.
  • Vẫn sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục để bảo vệ bạn không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *